HƯỚNG DẪN VỀ THỦY SINH- CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I

Chơi thủy sinh bắt nguồn đầu tiên từ ông Takashi Amano ở nhật bản. Tép amano chính là do ông phát hiện ra và sử dụng khả năng diệt rêu của nó trong hồ thủy sinh của ông. Ông có xuất bản các cuốn sách về thủy sinh rất bổ ích. Mọi người có thể đọc nếu có thời gian. Series sách bổ ích của ông bao gồm: “Nature Aquarium World”. Series này gồm 3 cuốn. Tuy nhiên, sách này hoàn toàn bằng tiếng Anh nên sẽ hơi khó khăn cho các anh em không rành tiếng Anh.
Ông Amano đáng tiếc đã mất vào ngày 4, tháng 8 năm 2015 vào năm ông 61 tuổi. Trước đó ông sáng lập ra công ty ADA (Aqua Design Amano) rất nổi tiếng trong giới thủy sinh bao gồm tất cả các mặt hang từ bình dân cho tới cao cấp nhất.
Mình tổng hợp trong file này tất cả những kiến thức mình đã học được cũng như kinh nghiệm cá nhân khi áp dụng những lý thuyết đó để cho mọi người có cái nhìn tổng thể và xác thực nhất về thủy sinh. Có rất nhiều lý thuyết mang tính khoa học khá cao nên mình sẽ đơn giản hóa những cái nào quá phức tạp và giữ ngôn ngữ ở mức độ thông dụng nhất có thể. Vậy mình bắt đầu đi vào nhé.

Mẫu hồ thủy sinh đẹp được cập nhật liên tục trên kênh youtube: BestAqua

PHẦN I : CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN MỘT HỒ THỦY SINH      

1.Tam giác phát triển:      

2. Ánh sáng:      

3. Dinh dưỡng:     

4.CO2:       

5. Kiến thức về cycle hồ:       

5. Lọc:       

a. Lưu lượng:       

b. Vật liệu lọc và bông lọc:     

c. Vệ sinh lọc:     

II. CÁC THÔNG SỐ THỦY SINH VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THIẾU HỤT:    

1. GH, KH, PH và TDS:     

a.GH:      

b.KH:     

c. pH       

d. TDS:       

2. Amoniac, Nitrite, Nitrate:       

a. Amoniac:       

b. Nitrite(NO2):       

c. Nitrate(NO3):       

3. Kali, Phosphate:       

a. Kali:       

b. Phosphate:       

4. Các nguyên tố vi lượng:       

5. Dấu hiệu nhận biết sự thiếu hụt       

6. Hướng dẫn châm liều lượng phân bón và theo dõi:       

a. Thành phần các chất trong Seachem:       

b. Cách châm phân nước theo phương pháp EI.Dosing:       

c. Bảng Mulder theo dõi dinh dưỡng:       

d. Hướng dẫn châm liều lượng chung:       

III. RÊU VÀ TẢO HẠI:       

1. Rêu và tảo hại:       

2. Các loài rêu, tảo hại:       

Tảo nâu(Brown Algae):       

Tảo đốm xanh(Green Spot Algae):       

Tảo bụi xanh(Green Dust Algae):       

Rêu sợi xanh ngắn (Fuzz Algae):       

Rêu sợi xanh dài (Green Beard Algae):       

Rêu chùm đen (Black Beard Algae-Black Brush Algae):       

Rêu tóc (Cladophora):      

Tảo nước xanh:       

Tảo xoắn (Spirogyra):       

Rêu tóc xoắn (Green Thread Algae) :       

Rêu tóc (Rhizoclonium):       

Rêu sừng hươu:       

Tảo lam (Cyanobacteria):       

Váng bề mặt:       

Nước đục trắng:       

3. Rêu và tảo hại có “hại”?       

I.CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN MỘT HỒ THỦY SINH

1.Tam giác phát triển:

Để một hồ thủy sinh phát triển, 3 yếu tố luôn luôn phải đi chung với nhau đó là ánh sáng, dinh dưỡng và CO2. Sỡ dĩ CO2 không nằm trong phần dinh dưỡng luôn vì cây được làm nên bởi 40% là carbon, nó quá quan trọng để gộp chung vào với phần dinh dưỡng.

Hồ bạn sẽ phát triển tốt khi cả 3 yếu tố này bổ sung cho nhau và cân bằng. Dĩ nhiên, cân bằng tuyệt đối là không thể nhưng bạn có thể tinh chỉnh sao cho hồ bạn phát triển tốt nhất.
Cây phụ thuộc vào cả 3 yếu tố mới có thể phát triển được, nếu thiếu 1 trong 3 cây sẽ chết. Tới đây các bạn nói “mình không xài CO2 nhưng cây vẫn sống bình thường mà”. Đúng vậy, mình sẽ giải thích sâu hơn cho các bạn.

Cây có hai “chế độ”: quang hợp và hô hấp. Quang hợp thu tất cả các nguồn có Carbon vào và thải ra Oxy.

Quang hợp chỉ xảy ra khi và chỉ khi cây có đầy đủ tất cả các nguyên tố vi lượng, đa lượng cần thiết, ánh sáng và nguồn carbon (CO2 hoặc carbon lỏng). Ví dụ nếu bạn có Nitrogen và Phosphor nhưng hồ bạn không có Kali. Cây bạn sẽ hoàn toàn không xảy ra quang hợp. Điều tương tự cũng đúng với các nguyên tố vi lượng. Đó chính là lý do khi bạn thấy hồ bạn có đầy đủ đèn, CO2, bón NPK đầy đủ mà các bạn lại thấy cây thở rất ít. Chính vì thiếu vi lượng nên cây sẽ ngừng hoàn toàn quang hợp cho tới khi có đủ. Mình sẽ đi sâu về các nguyên tố đó ở chương sau.

Hô hấp luôn luôn xảy ra, kể cả khi có đèn. Đây là điều rất nhiều người lầm tưởng là cây chỉ hô hấp khi không có ánh sáng. Quá trình hô hấp cây sẽ hấp thụ Oxy và nhả ra CO2.  Chính vì quá trình hô hấp luôn luôn xảy ra, nên nếu trong thời gian bạn bật đèn mà cây không quang hợp đủ mạnh sẽ dẫn tới tình trạng thiếu Oxy. Đó là lý do nhiều bạn nuôi cá thấy có cây đầy đủ mà cá cứ đớp không khí suốt là vậy. Lưu ý rằng, ngay cả khi cây hô hấp, cây vẫn sẽ hút các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cây sẽ không sử dụng mà sẽ trữ trong thân cho tới khi quá trình quang hợp diễn ra.

Vậy thì quang hợp giúp cây phát triển, nhưng nó yêu cầu đầy đủ cả 3 yếu tố. Vấn đề ở chỗ nguồn carbon của bạn ở đâu. Nguồn mà cây ưa thích nhất là CO2. CO2 bạn càng hòa tan nhiều trong hồ thì cây bạn càng quang hợp mạnh. Lưu ý nếu như bạn tăng 1 trong 3 yếu tố, thì 2 yếu tố còn lại phải tăng theo. Hồ ánh sáng càng mạnh thì càng cần nhiều CO2 hòa tan và dinh dưỡng. Ngoài ra, độ quang hợp còn phụ thuộc vào giống cây. Cây mọc càng nhanh, quang hợp và hô hấp sẽ càng nhiều và xảy ra nhanh hơn.

-Cây Rotala(vảy ốc) đỏ là tượng trưng cho giống cắt cắm mọc rất nhanh-

Giống cây mọc càng chậm thì quá trình này cũng xảy ra càng chậm. Chính vì điều đó những hồ không cần CO2 có thể trồng những cây mọc chậm không vấn đề gì.

-Các giống Anubias(ráy) là các loài mọc chậm-

Tóm lại, ánh sáng, dinh dưỡng và CO2 sẽ quyết định cây bạn phát triển như thế nào. Bất kỳ cây nào cũng cần phải có 3 yếu tố này mới khỏe được.

2. Ánh sáng:

Ta đi sâu vào phần ánh sáng. Vấn đề về ánh sáng đối với cây xanh rất quan trọng. Có 3 thông số về ánh sáng bạn cần quan tâm đó là lux(cường độ sáng), par(cường độ sáng có ích) và spectrum(quang phổ). Quan trọng nhất của ánh sáng không phải là cường độ sáng mà là quang phổ của ánh sáng.

  • Quang phổ: trir_tech03_en-660x440

Như các bạn thấy ở hình trên. Mình có quang phổ của mặt trời(Sunlight) là 1 dải rất rộng và các loại đèn khác nhau sẽ có quang phổ khác nhau. Đèn LED thông thường và đèn huỳnh quang sẽ có các dải quang hợp như bạn thấy. Điều này ảnh hưởng thế nào tới cây, mình sẽ đi sâu hơn.

  • Ánh sáng tím(380nm-445nm): Lưu ý không phải ánh sáng UV (ultraviolet light-cực tím). Ánh sáng này hỗ trợ cho sự hình thành màu sắc và ra quả. Nó cũng đồng thời hỗ trợ cây khỏe hơn, cứng cáp hơn với những tổn thương từ bên ngoài. Cây không cần nhiều ánh sáng này
  • Ánh sáng lam (xanh dương) (450nm-495nm): đây là dải ánh sáng quan trọng với sự quang hợp của cây và cây sử dụng ánh sáng này rất nhiều. Cây chủ yếu dựa vào ánh sáng này trong giai đoạn đầu của cây, khi cây còn nhỏ. Ánh sáng này giúp cây phát triển Chlorophyll (diệp lục). Vì lý do này, ánh sáng lam càng nhiều, cây càng tạo nhiều diệp lục và quang hợp càng mạnh mẽ hơn. Với các nhánh con thì ánh sáng lam là cực kỳ quan trọng. Tóm lại Ánh sáng lam giúp phát triển lá và quang hợp.
  • Ánh sáng lục (xanh lá cây) (495nm-570nm): Sỡ dĩ cây hay có màu xanh lục là vì cây không hấp thụ ánh sáng lục nhiều nhất. Ánh sáng lục hỗ trợ cho việc hình thành Chlorophyll của ánh sáng lam. Nhiều ánh sáng lục sẽ làm cho cây nhìn có vẻ xanh hơn, chỉ vậy thôi. Đây là ánh sáng ít quan trọng nhất đối với cây.
  • Ánh sáng vàng(570nm-590nm): Tương tự như ánh sáng xanh, chủ yếu chỉ dùng để tăng độ thẩm mĩ. Điểm khác biệt là ánh sáng vàng không hỗ trợ quá trình hình thành diệp lục. Ánh sáng này cây không cần. Thật ra, nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ ánh sáng vàng này để giúp cây phát triển tốt hơn so với cây sống dưới ánh sáng có dải ánh sáng vàng như mặt trời.
  • Ánh sáng đỏ: Cây cần khá nhiều ánh sáng đỏ. Tuy nhiên, nếu chỉ có ánh sáng đỏ không thì không hiệu quả so với khi kết hợp với ánh sáng lam. Ánh sáng đỏ hỗ trợ rất tốt cho cây đã ổn định và phát triển. Ánh sáng đỏ giúp cây ra hoa, hình thành chồi, đâm ngọn, kích thích hình thành thêm lá và phát triển thân nói chung.
  • Ánh sáng cực đỏ(IR): Ánh sáng này giúp cây trải qua quá trình hô hấp nhanh hơn. Lưu ý cây cần khoảng 1-2 tiếng kể từ khi có đủ ánh sáng để quang hợp trở nên mạnh nhất. Ánh sáng này rút ngắn khoảng thời gian đó từ đó giúp cây quang hợp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ánh sáng này không thật sự cần thiết, nhưng nếu có thì càng tốt. Chủ yếu ánh sáng này dùng cho cây trên cạn.

Như các bạn thấy, đây là khả năng hấp thụ các dải ánh sáng khác nhau của diệp lục.

Quay ngược lại với dải quang phổ của đèn huỳnh quang(florescent lamp) và đèn LED thông thường

Ta thấy rõ ràng ánh sáng vàng trong đèn LED rất nhiều và cực nhiều trong đèn huỳnh quang. Điều này làm giảm đi đáng kể sự phát triển của cây. Hơn nữa, ánh sáng đỏ cực thấp sẽ làm cây phát triển ra lá càng chậm hơn. Đây là 1 trong những lý do khi cây đã lớn rồi nhưng ra lá rất chậm và nhỏ.

Mình sẽ tham khảo các loại đèn LED chuyên cho thủy sinh thế nào nhé:

Đèn Aquablue:

 

Như các bạn thấy, đèn aquablue ở mức giá cả beginner và có quang phổ rất mạnh ở ánh sáng lam và có nhiều ánh sáng đỏ hơn hẳn đèn LED thông dụng. Nếu bạn muốn bắt đầu tập chơi thủy sinh, đây là đèn mình nghĩ sẽ tốt nhất cho bạn làm quen với giá cả hợp lý và chất lượng tương ứng.

Dưới đây là quang phổ của đèn WRGB chihiros:

Như các bạn thấy, nó ưu tiên ánh sáng đỏ và ánh sáng lam. Ánh sáng lục được thêm nhiều hơn để cây rõ sắc xanh hơn, tăng thẩm mỹ và hỗ trợ cho phát triển diệp lục. Ánh sáng vàng gần như là không có. Tối ưu hóa hoàn toàn cho việc phát triển cây. Đây là mẫu đèn cỡ trung xịn và đáng tiền nhất mà bạn có thể mua(trừ hàng của ADA ra).

Mình lấy thêm 1 ví dụ về sự tối ưu hóa quang phổ ở đây:

Đèn này của chihiros luôn và nó cho dải quang phổ rất rộng hỗ trợ rất nhiều cho cây. Tuy nhiên điểm trừ ở quang phổ vàng. Hơn nữa, cây dưới nước không yêu cầu ánh sáng tím và cực đỏ(IR) đến như vậy. Tóm lại đây là 1 sự lãng phí tiền rất lớn đối với những ai chơi hồ hoàn toàn dưới nước. Đèn này phù hợp nhất với hồ bán cạn. Vì lý do đơn giản mình sẽ giới hạn ở khoảng hồ ngập nước hoàn toàn.

Cuối cùng là quang phổ của đèn SOLAR RGB của ADA:

Các bạn thấy ADA có dải màu tím và sử dụng ánh sáng lam nhiều hơn ánh sáng đỏ. Đối với mình thấy thì đây là sự phân bố quang phổ hợp lý nhất đối với tất cả các dòng đèn từ cơ bản cho tới sang nhất.

Tóm lại, bạn mua đèn nên tìm hiểu quang phổ của đèn thêm để biết được mình cung cấp ánh sáng như thế nào cho cây để có thể châm phân nước và CO2 hợp lý nhất.

  • Lux:

Lux trong thủy sinh không thật sự quan trọng. Nó chỉ cho mình biết được độ sáng của đèn là bao nhiêu(đơn vị là lm). Lưu ý ánh sáng giảm cường độ rất nhanh khi đi qua nước nên chỉ số mình cần chú ý ở đây là PAR

  • PAR:

PAR thể hiện có bao nhiêu ánh sáng đạt tới được một vị trí nhất định ở độ sâu bao nhiêu. PAR rất quan trọng trong hồ thủy sinh. Nó cho bạn biết được vị trí nào cường độ ánh sáng sẽ mạnh nhất và yếu nhất để bạn có thể phân bố cây phù hợp với yêu cầu ánh sáng của chúng.

Ví dụ: Ráy nana yêu cầu PAR từ 40-125. Tức ráy sẽ phát triển nếu như ánh sáng nằm trong khoảng này. Ráy nana phát triển tốt nhất ở PAR 75. Khá là thấp hơn mọi người nghĩ đấy. Tất nhiên, ánh sáng càng nhiều thì càng dễ bùng phát rêu hại vì khó để châm đủ lượng CO2 và dinh dưỡng phù hợp đối với người mới chơi.

Dưới đây là bảng PAR tương ứng với các loại cây thủy sinh thông dụng. Tất cả đều dùng tên khoa học. Bạn có thể copy tên và paste vào google hình ảnh để tìm

Organism Genus Species Lighting Requirment PAR (µE m2sec)
Minimum Ideal Maximum
Plant Anubias angustifolia 40 125 200
Plant Anubias barteri 40 75 125
Plant Anubias nana 40 75 125
Plant Anubis Species 40 100 200
Plant Aponogeton Species High 100 150 200
Plant Bacopa Monnieri 100 175 250
Plant Bacopa Species 100 175 250
Plant Cabomba  caroliniana Medium 100 150 200
Plant Cabomba Species High 100 150 250
Plant Crinum Species High 100 150 200
Plant Cryptocoryne beckettii 50 125 200
Plant Cryptocoryne wendtii 50 125 200
Plant Cryptocorynes Species Low 40 50 200
Plant Echinodorous barthii High 150 200 250
Plant Echinodorous bleheri Low – Very High 40 175 250
Plant Echinodorous macrophyllus Average to High 50 150 200
Plant Echinodorous osiris Average to High 50 150 200
Plant Echinodorous Ozelot 50 150 200
Plant Echinodorous palaefolius 100 200 250
Plant Echinodorous quadricostatus 50 150 200
Plant Echinodorous Rose 50 100 150
Plant Echinodorous Rubin 50 150 200
Plant Echinodorous tenellus 100 150 200
Plant Echinodorous uruguayensis 75 175 250
Plant Echinodorous Species Medium 50 100 150
Plant Fissidens Fontanus Medium-Low 30 50 100
Plant Hygrophila polysperma 150 200 250
Plant Hygrophila Species 150 200 250
Plant Lilaeopsis Species High 100 150 200
Plant Limnophila Species High 100 150 200
Plant Ludwigia Species High 100 150 200
Plant Microsorum pteropus 40 125 200
Plant Microsorum Species 40 125 200
Plant Myriophyllum Species High 100 150 200
Plant Nesaea Species High 100 150 200
Plant Nymphaea Species High 100 150 200
Plant Pogostemon Species High 100 150 200
Plant Rotala Species High 100 150 200
Plant Sagittaria Species High 100 150 200
Plant Versicularia dubyana 40 125 200
Plant Versicularia Species 40 125 200
Plant Vallisneria americana 50 150 200
Plant Vallisneria spiralis 40 150 200
Plant Versicularia Species 40 150 200
Plant Egeria densa 100 150 250
Plant Egeria Species 100 150 250

This list was produced in association with Arcadia products –  the experts in aquarium lighting.

http://www.arcadia-aquatic.com

Đây là bảng quang phổ và PAR của đèn LED WRGB2 45 Chihiros

C:\Users\DELL\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\WRGB2-Spectrum.jpg

Cách đọc bản đồ PAR rất đơn giản. Bạn thấy dòng chữ “Chihiros WRGBII PAR test at 55cm” tức là số PAR đây là số đo cường độ ánh sáng ở mặt phẳng cách bề mặt nước 55cm. Nói cách khác, đây là cường độ sáng đo ở độ sâu 55cm. Bạn cũng thấy cột “Length” và “Width”. Đó là các trục tọa độ, giống như X,Y vậy.

Ví dụ: hồ bạn dài 60cm, rộng 50cm, thì ở phía góc trái của bạn cụ thể là vị trí L=-30 và W=25, chỉ số PAR của bạn sẽ là 60. Tức là phù hợp cho ráy bạn phát triển

Chú ý, PAR sẽ tang rất nhanh khi càng gần mặt nước. Mình lấy đèn chihiros WRGBII 45 để làm ví dụ tiếp:

Đây là bảng tính PAR ở tâm đèn ở độ sâu 55cm. Như bạn thấy nó hoàn toàn đúng với bảng test PAR của chihiros ở cùng độ sâu. Mình sẽ giảm độ sâu xuống còn 45cm:

Par đã tăng lên 155. Và mình tiếp tục cho tới độ sâu 10cm.

Bạn có thể thấy rõ ràng PAR tăng cực nhanh khi càng ở gần mặt nước. Vậy nếu bạn đặt ráy Nana ở độ sâu cách mặt nước 20cm thì PAR đạt tới 279 trong khi yêu cầu maximum của ráy Nana chỉ tới 125. Như vậy ánh sáng dư thừa đó đi đâu? Xin thưa đi vào tảo và rêu hại. Đây chính là lý do dẫn tới sự bùng phát của rêu tóc và rêu đốm xanh (tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác, nhưng đây là 1 trong yếu tố chính).

Chính vì vậy, nếu có thể hãy tìm những dòng đèn cho bạn biết được chỉ số PAR và phân bố cây của bạn dựa trên chỉ số đó. Mình sẽ để link tới trang tính toán này cho các bạn. Các bạn có thể pm riêng mình để hỏi thêm về hướng dẫn tính toán nếu cần.
Link: https://rotalabutterfly.com/light-calculator.php

Tóm lại, PAR rất quan trọng và nó sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề rêu hại, vì rêu cũng vẫn là 1 dạng thực vật và nó yêu cầu tam giác phát triển để có thể bùng phát lên. Bạn chỉ cần giảm 1 yếu tố bạn sẽ kiểm soát được ngay rêu hại.

3. Dinh dưỡng:

Dinh dưỡng yêu cầu của cây thủy sinh cũng giống như trên cạn. Yêu cầu vẫn đầy đủ nguyên tố vi lượng (Fe, Ca, Mg, Mn, Cu…) và nguyên tố đa lượng (Nitrogen(N), Phosphor(P) và Potassium(K)).

Các loài cây cắt cắm sẽ hút dinh dưỡng từ phân nền lẫn trong dinh dưỡng ở trong nước rất mạnh so với các loài cây dán trên lũa, đá sẽ chỉ hút dinh dưỡng từ nước.

Phân nền và cốt nền đóng vai trò quan trọng trong vấn đề dinh dưỡng. Phân nền trơ dành cho những người chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều trong việc châm phân nước vì dinh dưỡng duy nhất cây có thể lấy được là từ trong nước. Nếu các bạn châm quá liều sẽ gây bùng phát rêu hại rất nhiều. Hơn nữa, mật độ cây trồng cũng ảnh hưởng không ít tới việc bạn châm phân nước nhiều hay ít, nên trừ khi bạn biết bạn đang làm gì, hãy sử dụng những phân nền thông dụng chứ đừng xài phân nền trơ.

Các loại phân nền thông dụng như Akanada, Gex, Mekong, Aquafor có độ nhả dinh dưỡng từ thấp đến trung bình. Tức là ngay cả khi bạn không châm phân nước, nhờ các phân nền này mà cây mới có đủ dinh dưỡng để phát triển. Một vài loại phân nền có đặc tính giảm hoặc tăng pH nước như phân nền Aquafor sẽ giảm pH bạn tới mức ổn định là 6.8-7 và phân nền Sulawesi 8.5 hay 7.5 sẽ tăng độ pH của nước lên.

Xét về NPK, cây sẽ chỉ hấp thụ các nguyên tố này thông qua các chất nhất định.

Đối với Nitrogen, cây sẽ hấp thụ chính từ NO3 (Nitrate) và NH4+-N (Ion Amoniac). Cây sẽ thích Ion Amoniac hơn là Nitrate và sẽ ưu tiên hấp thụ ion này.

Đối với Phosphor, cây sẽ hấp thụ từ PO4(Phosphate)

Đối với Kali, đây là nguyên tố duy nhất không có sẵn trong nguồn nước máy cũng như hình thành từ bất kỳ quá trình vi sinh nào trong hồ. Cây thích nhất Kali dạng K2O.

Mức độ hòa tan các nguyên tố chính trong nước để đảm bảo cây phát triển tốt nhất là:

  • 10 to 25 mg/l nitrate (NO3)
  • 5 to 10 mg/l potassium (K)
  • 0,1 to 1 mg/l phosphate (PO4)
  • 0,05 to 0,1 mg/l iron (Fe)
  • >10 mg/l magnesium (Mg)

Vậy các nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng thế nào cho cây:

  • Nitrogen-kích thích quá trình hình thành diệp lục
  • Kali-kích thích quá trình quang hợp
  • Phosphor-hỗ trợ lá cây lên màu
  • Maggie-là nguyên tố chính trong sự hình thành diệp lục
  • Fedrum-là cặp đôi với Kali trong quá trình quang hợp và trao đổi khí
  • Boron-hỗ trợ phát triển rễ và chồi
  • Chloride-hỗ trợ quá trình hô hấp của cây
  • Copper-hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tích dinh dưỡng
  • Nikel-hỗ trợ quá trình cộng sinh với vi khuẩn có lợi

Mình đã liệt kê những nguyên tố có tầm quan trọng với sự phát triển của cây. Như đã nói về tam giác phát triển, cây cần đầy đủ tất cả các nguyên tố thì quang hợp mới mạnh mẽ được, nếu không thì dù có đủ anh sáng và CO2 cây sẽ vẫn không quang hợp được.

Mình sẽ nói sâu hơn về NPK và các nguyên tố vi lượng ở phần sau.

4.CO2:

Hơn 40% biomass (lượng chất hình thành nên một thực vật hay sinh vật) của cây là Carbon. Lẽ đương nhiên, cây cần Carbon rất nhiều để phát triển. Ngay cả những cây phát triển chậm, nếu bạn có chích CO2 đầy đủ, cây sẽ lớn nhanh hơn hẳn so với khi không có CO2.

Trong thủy sinh, phân biệt ra 2 loại hồ. Hồ low-tech là hồ không có CO2 và đèn không chuyên dùng. Hồ high-tech là hồ có CO2 và đèn chuyên dùng cho thủy sinh.

Mật độ CO2 trong không khí rất cao, tới 400mg/l. Chính vì thế nhu cầu của cây cạn rất dễ để đáp ứng. Tuy nhiên khi ta đi vào môi trường nước thì mật độ hòa tan CO2 trong nước chỉ có 3mg/l thôi. Đối với cây ráy nana chẳng hạn, cây sẽ cần mức độ hòa tan CO2 trong nước khoảng 8-12 mg/l. Chính vì vậy mà có châm CO2 trong nước bạn sẽ thấy ráy phát triển nhanh gấp 3,4 lần so với không châm.

Trong tự nhiên, lượng CO2 ở các hồ dao động trong khoảng 44-60mg/l. Bạn có thể nghĩ rằng cá sẽ chết ngộp do có quá nhiều CO2 trong nước. Thật ra lượng CO2 trong nước không cho biết được lượng O2 tương ứng. Nếu hồ có nhiều cây và quang hợp mạnh mẽ, bạn có thể có một lượng O2 dồi dào ngay cả khi hòa tan CO2 trong hồ rất cao. Trong hồ thủy sinh thì mình nên nhắm tới con số 30mg/l hay theo tính toán là giảm 1 độ pH. Tất nhiên đây là tính toán rất thoáng vì pH được tính theo hàm log. 1 độ pH giảm từ 8 xuống 7 sẽ khác với từ 7 xuống 6. Lượng CO2 ở pH thấp sẽ tăng nhanh hơn ở pH cao. Mình có thể biết ước chừng được độ hòa tan CO2 trong nước thông qua quan hệ giữa pH, KH và CO2 qua bảng sau:

Trong tự nhiên, lượng CO2 ở các hồ dao động trong khoảng 44-60mg/l. Bạn có thể nghĩ rằng cá sẽ chết ngộp do có quá nhiều CO2 trong nước. Thật ra lượng CO2 trong nước không cho biết được lượng O2 tương ứng. Nếu hồ có nhiều cây và quang hợp mạnh mẽ, bạn có thể có một lượng O2 dồi dào ngay cả khi hòa tan CO2 trong hồ rất cao. Trong hồ thủy sinh thì mình nên nhắm tới con số 30mg/l hay theo tính toán là giảm 1 độ pH. Tất nhiên đây là tính toán rất thoáng vì pH được tính theo hàm log. 1 độ pH giảm từ 8 xuống 7 sẽ khác với từ 7 xuống 6. Lượng CO2 ở pH thấp sẽ tăng nhanh hơn ở pH cao. Mình có thể biết ước chừng được độ hòa tan CO2 trong nước thông qua quan hệ giữa pH, KH và CO2 qua bảng sau:

Theo như bảng, nếu mình pH hiện tại của mình là 7.8, mình muốn châm CO2 để đạt lượng CO2 hòa tan chuẩn trong hồ là 30 ppm với kH là 4. Mình sẽ phải giảm pH xuống khoảng 6.6. Chính vì vậy mới có cái kinh nghiệm gọi là giảm 1 độ pH. Tuy nhiên, ở đây các bạn thấy rõ, nếu giảm 1 độ thì chỉ tới pH 6.8 nhưng độ hòa tan pH chỉ đạt khoảng 19.0.

Đối với mình, mình sẽ theo dõi mỗi ngày theo cách sau; đầu tiên mở CO2 2 giọt một ngày và không thay đổi. Bạn cần mở CO2 trước 1-2h giờ bạn mở đèn để lượng CO2 hòa tan được đạt tốt nhất. Ghi chép lại khoảng thời gian bạn nhận thấy được rõ ràng cây thở (các bọt khí oxy sẽ xuất hiện, sẽ dễ hơn cho các bạn nếu như các bạn không xài sủi mà xài CO2 reactor vì có khả năng ngộ nhận) tính từ lúc bạn bật đèn. Ngày hôm sau tang số giọt lên 4 và lại ghi chép lại thời gian tương tự. Bạn nên nhận thấy được cây thở tốt nhất là từ 1-2h sau khi bạn mở đèn. Có thể giảm xuống thấp hơn nữa nhưng bạn có thể gây nguy hiểm cho cá và tép vì lượng CO2 sẽ gây ngạt. Đặc biệt, nếu bạn có trân châu cuba hay trân châu nhật, các bạn sẽ thấy xuất hiện hiện tượng “pearling”.
Pearling là hiện tượng lực căng bề mặt giữ cho bọt khí oxy không bị vỡ mà phồng to lên ở trên phần ngọn của cây.

Trân châu cuba đang pearling

Các bạn chú ý là độ hòa tan 30 ppm là cái bạn hướng tới những không phải là cột mốc bắt buộc phải đạt, vì nhu cầu CO2 của các cây và mật độ cây trồng sẽ ảnh hưởng tới việc bạn chọn mốc hòa tan. Luôn chú ý cây và cá của bạn trước khi châm thêm CO2.

Có 3 loại dụng cụ để châm CO2 vào hồ: Diffuser, Atomizer và Reactor

  • Diffuser: Hay nói đơn giản là cốc sủi CO2, rất hay được ưa dùng trong giới thủy sinh vì yêu cầu set up đơn giản, dễ sử dụng và vừa túi tiền(mặc dù một vài loại sẽ vẫn tương đương với 1 reactor). Cốc sủi  tốt nhất hiện nay là sủi Neo. Cốc sủi có các lỗ siêu nhỏ giúp khí CO2 thoát ra ở dạng bọt mịn giúp hòa tan vào trong nước tốt
      Sủi Neo tạo ra bọt mịn
    Độ hiệu quả cốc sủi được quyết định bởi độ sạch của cốc sủi, độ to của lỗ thoát khí, vị trí đặt trong hồ để bọt khí tồn tại trong nước càng lâu càng tốt và mức độ luân chuyển nước quanh hồ.

    Thông thường khi xài diffuser thì bạn hãy đặt nó ở vị trí có dòng hướng xuống để bọt khí CO2 có nhiều thời gian tiếp xúc và hòa tan với nước cũng như có thể được đưa đi khắp hồ.
    Bộ Diffuser có độ hòa tan là khoảng 10-15%. Tức ví dụ bạn xả 100g khí CO2 thì nó sẽ hòa tan được 10-15g trong nước
  • Atomizer, Inline Atomizer: Bộ Atomizer này thường được gắn ở đầu out của lọc hoặc nếu muốn tăng thêm thời gian hòa tan có thể gắn đầu in. Tuy nhiên, nếu gắn đầu in của lọc dễ dẫn tới ứ đọng khí trong lọc có thể gây ngừng lọc hoàn toàn. Vì vậy mình khuyên cáo chỉ nên gắn đầu out của lọc.Đối với dạng này, mình không cần phải lo về vị trí đặt trong hồ. Tuy nhiên, nó yêu cầu bình khí CO2 nén có áp suất ổn định và khá cao nên nếu bạn xài CO2 chế thì đây không phải là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
    Hiệu suất của dụng cụ này là khoảng 20-25%
  • Reactor: Đây là dụng cụ có khả năng hòa tan CO2 tốt nhất, có thể lên tới 95-100%. Tuy nhiên, để sử dụng Reactor (hay gọi là bộ hòa tan CO2), bạn cần dòng mạnh tức lọc bạn phải khỏe để có thể đánh tan CO2 bằng các cánh quạt. Ví dụ hồ mình 125L, mình xài lọc theo nguyên lý gấp 5 lần lượng nước hồ thì có lưu lượng là 625L/h. Tuy nhiên, để chạy được reactor đủ khỏe để đánh tan CO2 ở mức 6 giọt/s thì mình cần tới 1400L/h. Do đó đây có thể nói là tốn kém về mặt set up nhất nhưng nó cho bạn kết quả vô cùng tốt dễ dàng đưa mức độ hòa tan CO2 lên mức tối ưu trong thời gian ngắn nhất.

 

CO2 lỏng là không có nhé các bạn. CO2 tồn tại ở dạng khí ở nhiệt độ thường, độ sôi CO2 là -78,46 độ C. Bạn đổ CO2 lỏng vào hồ thì hồ bạn sẽ đóng băng luôn. Liquid carbon thì có, nó là carbon ở dạng dung dịch hòa tan. Nó không có tác dụng tốt bằng CO2 khí (khoảng 40% hiệu quả tương đương) nhưng nó có thể hỗ trợ phần nào cây phát triển. Cái quan trọng của những sản phẩm liquid carbon là tính diệt rêu hại của nó. Ví dụ Excel, có 2% là polycycloglutaracetal. Polycycloglutaracetal có tính chất tương ứng với glutaraldehyde nhưng ở mức hoạt tính thấp hơn.. Thật sự polycycloglutaracetal là 1 isomer của glutaraldehyde nhưng mà mình sẽ không đi sâu ở đây. Glutaraldehyde trong Excel là 1 thuốc diệt trùng nói chung. Nó giết các vi sinh bằng cách nối các protein bề mặt của chúng với nhau khiến cho thành tế bào của chúng bị vỡ ra. Nói là diệt trùng và giết vi sinh thì không thật sự đúng nhưng vì mình không có từ ngữ tương đương với biocide trong tiếng việt nên tạm dịch thế. Nó sẽ không có tác dụng giết vi sinh trong lọc nên mọi người không cần phải lo. Cái nó giết chính là tảo và rêu hại. Ngoài ra polycycloglutaracetal còn có thể được hấp thụ bởi cây giúp cho cây phát triển mạnh hơn và cạnh tranh dinh dưỡng với rêu hại tốt hơn dẫn tới diệt được rêu hại. Chú ý cho những người nghĩ rằng Excel hay bất kỳ sản phẩm liquid carbon nào có thể thay thế cho việc châm khí CO2:

Excel có tác dụng mạnh với một vài loài cây, ví dụ dòng cây crypt(tiêu thảo), các loại rêu và các loại trải nền(trân châu cuba,ngọc trai, monte carlo, rau má hương…v…v..). Nó sẽ làm nhũn lá ngay cả khi xài liều khuyên dùng nên chú ý xài liều ít hơn với những giống đó.

Excel sẽ ổn với các dòng bucep, dương xỉ, ráy.

5. Kiến thức về cycle hồ:

Khi nói về cycle hồ tức là đang nói về quá trình ổn định số lượng của vi sinh chuyển hóa Ammoniac sang Nitrite và vi sinh chuyển hóa Nitrite sang Nitrate. Ammoniac (chú ý là Ammoniac tự do chứ ion Ammoniac thì không độc) và Nitrite là cực độc nên luôn luôn phải giữ mật độ trong hồ là 0 mg/L đối với Nitrite và 0.25mg/L trở xuống đối với Ammoniac.

Đối với vi sinh chuyển đổi Nitrate, ở điều kiện tối ưu là 25 độ và dồi dào Nitrite (cực độc) trong nước sẽ cần khoảng 15 tiếng để nhân đôi số lượng. Hơn nữa, vi sinh chuyển đổi Nitrate này sẽ không xuất hiện cho tới khi Nitrite đã ở mức 2.5 mg/l trong nước. Chính vì điều này, để hồ bạn không còn dấu hiệu của Nitrite và Ammoniac và phù hợp cho cá sinh sống thì sẽ cần từ 2-6 tuần, tùy vào loại vi sinh bạn xài và điều kiện hồ của bạn.

Lưu ý: Vi sinh khi chuyển đổi Ammoniac sang Nitrite và từ Nitrite sang Nitrate yêu cầu Oxy chính vì vậy lọc bạn phải luôn luôn chạy và đảm bảo hồ bạn đầy đủ oxy, nếu không quá trình cycle hồ sẽ còn lâu hơn nhiều.

Như vậy làm sao để cyle hồ?

Mình bắt đầu bằng việc sử dụng vật liệu lọc. Vật liệu lọc tốt nhất hiện giờ là giữa Neo Media và Seachem Matrix. Sau đó là tới đá nham thạch trắng, đỏ và tới sứ. Vật liệu lọc là chỗ trú cho các vi sinh bạn châm vào và những vi sinh xuất hiện sau này. Hãy chọn vật liệu lọc và số lượng phù hợp với số lượng cá mà bạn sẽ nuôi.

Sau khi đã chọn vật liệu lọc, bạn bắt đầu chạy lọc và châm vi sinh. Lưu ý không bật tia UV trong suốt quá trình cycle hồ.

Một số nhà bán cá hoặc buôn bán thủy sinh sẽ nói bạn thả một vài con cá cứng cáp vào hồ để giúp cycle hồ và tạo nguồn ammoniac cho vi sinh phát triển. Đối với mình, điều đó khá là ác độc. Nó có thể sống nhưng chẳng vui vẻ gì và đôi khi còn chết nữa vì Ammoniac và Nitrite dù ở mức thấp vẫn sẽ gây stress cá. Chính vì vậy, thay vào bỏ cá vào hồ để cycle, bạn có thể mỗi ngày bỏ đồ ăn cá vào để phân hủy thành Ammoniac. Mỗi ngày bạn châm vi sinh bạn hay bỏ 1 phần cám cá để hỗ trợ cycle hồ bạn. Nếu bạn không bỏ bất kỳ một nguồn ammoniac nào vào hồ, hồ bạn sẽ gần như không cycle và vi sinh sẽ hoàn toàn không phát triển. Bạn có thể sẽ phải đợi 4, 5 thậm chí 6 tháng nhưng hồ bạn vẫn sẽ chưa cycle xong.

Một cách hiệu quả để cycle hồ phù hợp với số lượng cá bạn sẽ mua là tính lượng cám bạn sẽ cho cá ăn mỗi ngày, chia nửa số đó(hoặc không cần chia) và mỗi ngày đổ lượng cám đó vô hồ bạn trong quá trình cycle để cho cám phân hủy thành Amoniac làm thức ăn cho vi sinh phát triển. Điều này giúp cho bạn sau khi thả cá, hệ vi sinh đã phát triển phù hợp với lượng chất thải từ cá và amoniac từ thức ăn dư thừa.

 

Đầu tiên Ammoniac trong hồ bạn sẽ tăng, và trong vài ngày tới vài tuần sẽ kéo theo Nitrite tăng và cuối cùng khi Nitrate bạn tăng và ổn định lại ở mức 10 mg/L hoặc <50mg/l là hồ bạn đã bắt đầu sắp cycle xong. Khi bạn đo không còn Ammoniac và Nitrite, lúc đó là hồ bạn đã hoàn toàn cycle và có thể thả cá an toàn.

Mình khuyên nên mua những bộ test kit NO2, NO3 và NH3/NH4 để có thể biết được các thông số đó. Những bộ test này các bạn có thể sử dụng khi hồ bạn đang cycle nhiều, đặc biệt là Amoniac và Nitrite để biết được khi nào hồ bạn cycle hoàn chỉnh mà thả cá. Hồ cycle hoàn toàn sẽ có nồng độ Amoniac(cả NH3 và NH4)<0.25mgl, Nitrite luôn luôn là 0mg/l và Nitrate có thể >0mg/l. Lưu ý nếu lượng Nitrate trong hồ bạn quá cao, sẽ ức chế sinh sản của dòng autotrophic dẫn tới cycle hồ bị trì chệ hoặc thậm chí dừng hẳn ở mức Nitrate >50mg/l.

5. Lọc:

Khi nói về vấn đề lọc nước, mình phải nói về các vấn đề như lưu lượng, vật liệu lọc, bông lọc và vệ sinh lọc.

a. Lưu lượng:

Lưu lượng trong hồ cá vô cùng quan trọng. Việc bạn có đủ lưu lượng để luân chuyển nước trong hồ để các vùng trong hồ luôn luôn có nước sạch mới thay thế và giảm thiểu tối đa các vùng nước chết trong hồ(vùng không có nước luân chuyển).

Vị trí bạn đặt đầu in và out của lọc cũng quan trọng không kém, bạn sẽ muốn đặt đầu in và out của lọc làm sao để cho nước luôn luôn chảy từ nơi áp lực cao xuống áp lực thấp và dòng chảy này bao quát được nhiều ngóc ngách nhất của hồ có thể. Đầu out của lọc của bạn sẽ là thượng nguồn và khi đầu in của bạn hút nước vô, lực hút này tạo chân không để khối lượng nước xung quanh ào tới để lấp chỗ tạo ra dòng chảy. Lợi dụng điều này, mình sẽ đặt đầu in và out kế nhau để nước có thể chảy vòng quanh hồ và sau đó quay trở lại chỗ đầu out.

Đây là phương pháp thông dụng nhất và cũng là cách lọc hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn cần một lưu lượng nước cao để có thể sử dụng phương pháp đặt ống in out này. Mình sẽ nói rõ hơn sau. Phương pháp này thường dùng cho hồ hình chữ nhật, không sâu và có kích thước từ vừa tới nhỏ(từ 60cm chiều dài đổ xuống)

Phương pháp thứ 2 thường thấy là 1 biến thể của phương pháp đầu. Tuy nhiên, cách này chỉ sử dụng với những hồ bị chia ra ở giữa , và tính hiệu quả thường không cao.

Thật sự mình khuyến cáo không nên dùng cách này vì bạn sẽ làm xuất hiện rất nhiều điểm chết trong hồ nơi mà nước gần như không luân chuyển. Hồ càng nhiều điểm chết sẽ càng dễ lên rêu

Chính vì vậy, nếu như các bạn muốn đảm bảo lưu lượng của hồ, mình khuyên các bạn nên sử dụng thêm 1 lọc phụ. Lọc phụ này có thể không cần để vật liệu lọc mà chỉ để bông lọc.

Với cách này, lưu lượng của bạn sẽ được đảm bảo. Lọc phụ chỉ cần lưu lượng bằng 1 nửa của lọc chính hoặc ít hơn là đã ổn. Vậy lưu lượng như thế nào mới gọi là ổn?

  • Đối với hồ dưới 100L, bạn sẽ cần từ 5-10 lần lượng nước trong hồ.
  • Đối với hồ dưới 250L, bạn sẽ cần từ 5-7 lần lượng nước trong hồ
  • Đối với hồ dưới 500L, bạn sẽ cần từ 3-5 lần lượng nước trong hồ
  • Đối với hồ từ 500L trở lên, bạn sẽ chỉ cần khoảng gấp 3 lần lượng nước trong hồ.
  • Đối với hồ cubic, thì lưu lượng phải nhân thêm cho 2.

Chú ý đây là lượng nước trong hồ sau khi đã tính độ choáng nước của cảnh vật. Ví dụ: hồ bạn kích thước 40x40x40 = 64 lít nước nếu đổ đầy không có bất cứ gì bên trong. Khi đã set up layout xong bạn có thể choáng nước từ 10-20% thậm chí 30% lượng nước tối đa. Tức 64-64×20% =51.2 lít. Hồ bạn dưới 100L, bạn có thể sử dụng lọc có lưu lượng nước từ 250L/h cho tới 500L/h. Tuy nhiên, hồ bạn cao tới 40 và là hồ cubic nên lưu lượng yêu cầu của bạn là từ 500L/h cho tới 1000L/h.

Vậy mình xài lọc lưu lượng cao hơn được không?  Tất nhiên là được, tuy nhiên, việc bạn tạo dòng chảy mạnh hơn thì khả năng lọc nước của vi sinh cũng vẫn không tăng thêm được. Cái tăng thêm là stress cho cây và cá khi sống trong vùng nước xiết như thế. Chính vì thế ở những hồ càng lớn, tiêu chuẩn 5-10 là không cần thiết vì nó sẽ hình thành dòng rất xiết ở đầu out, dễ gây stress cho cá và cây ở khu vực đó.

Hồ càng lớn, yêu cầu dòng sẽ càng giảm.

        b. Vật liệu lọc và bông lọc:

Có rất nhiều loại vật liệu lọc vi sinh khác nhau. Tuy nhiên, những vật liệu lọc hay dùng đó là sứ, nham thạch, maxtrix và neo media. Những vật liệu lọc này có rất nhiều lỗ nhỏ li ti để cho vi sinh bám vào phát triển. Do vậy, vật liệu lọc càng tốt thì lỗ sẽ càng nhiều và nhỏ để vi sinh có thể bám vào càng nhiều. Những vật liệu này sẽ không phải thay. Qua 1 thời gian, vật liệu lọc sẽ bị bịt kín mất bởi xác vi sinh chết nhưng mình hoàn toàn có thể tái sử dụng. Vấn đề này mình sẽ nói ở phần vệ sinh lọc.

Những vật liệu lọc phụ như purigen, amguard, than hoạt tính .v…v..Có tác dụng xử lý nước, loại bỏ các chất độc hại như ammoniac, nitrite, nitrate. Tuy nhiên, đối với purigen của seachem, nó sẽ không hoàn toàn hấp thụ mà sẽ vẫn chừa lại 1 phần cho vi sinh phát triển cũng như thức ăn cho cây hấp thụ(nitrate). Purigen thực chất hấp thụ các chất hữu cơ có khả năng phân hủy thành ammoniac, nitrite và nitrate nên bạn có thể thấy hồ bạn có khả năng thiếu phosphate(PO4) vì sự phân hủy không diễn ra đủ nhiều. Tất nhiên, đó là nếu mật độ cây của bạn cao. Những loại vật liệu này sẽ cần bạn cân nhắc trước khi sử dụng, ví dụ purigen sẽ rất tốt cho việc kiểm soát nitrate cho những hồ nitrate cao hơn 50mg/l.

Đối với bông lọc, bông lọc bạn càng mịn, thì nước của bạn sẽ càng đỡ bị đục. Bạn nên sử dụng những loại bông lọc tốt nhất có thể.

Nên hạn chế sử dụng bông lọc than hoạt tính hoặc than hoạt tính vì nó có khả năng khử hết các kim loại nặng trong nước làm cây bạn thiếu chất vi lượng và thậm chí cả đa lượng. Hãy cân nhắc khi sử dụng.

        c. Vệ sinh lọc:

Các bạn nên vệ sinh lọc mỗi tháng 1 lần. Nên nhớ mỗi khi vệ sinh lọc bạn không được rửa vật liệu lọc bằng nước clo vì nó sẽ giết chết hết các vi sinh sống trong đó. Ngay cả 1 giọt nước máy cũng có thể giết rất nhiều vi sinh trong vật liệu lọc. Chính vì vậy, khi tới lúc bạn vệ sinh lọc, bạn phải sử dụng nước hồ cá đã qua xử lý và trong rồi hoặc bạn sử dụng nước đã khử clo.

Các bạn nên vệ sinh lọc càng nhanh càng tốt vì vi sinh trong vật liệu lọc cần oxy để sống. Nếu các bạn để vật liệu lọc ra khỏi nước trong 1 thời gian dài hoặc không tiếp oxy cho nguồn nước chứa vật liệu lọc đó, các vi sinh sẽ chết rất nhanh và bạn có thể phải cycle hồ lại 1 lần nữa, rất tốn thời gian và tiền bạc.

Nếu như vật liệu lọc của bạn đã bị bít kín, thường sau 1-2 năm tùy theo từng loại vật liệu(bạn có thể hỏi người bán để biết thêm chi tiết), bạn có thể nhúng chúng vô thuốc tẩy và để khoảng 15 phút sau đó lấy ra rửa thật sạch bằng nước đã khử clo. Vật liệu lọc của bạn sẽ trở lại như mới.

Đối với bông lọc, bạn hoàn toàn có thể rửa bằng nước máy. Mình đã thử rửa bằng nước máy và nước hồ cá(tốt nhất vẫn là nước máy) thì khi mình test thông số hồ vẫn không có gì thay đổi. Đó là vì vi sinh không sống trên miếng bông lọc mà vi sinh bám ở trên vật liệu lọc, nên bạn không phải lo về vấn để đó.

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment