HƯỚNG DẪN VỀ THỦY SINH- CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU

PHẦN III : CÁCH LOẠI RÊU HẠI VÀ CÁCH XỬ LÝ

III. RÊU VÀ TẢO HẠI:

1. Rêu và tảo hại:       

2. Các loài rêu, tảo hại:       

Tảo nâu(Brown Algae):       

Tảo đốm xanh(Green Spot Algae):       

Tảo bụi xanh(Green Dust Algae):       

Rêu sợi xanh ngắn (Fuzz Algae):       

Rêu sợi xanh dài (Green Beard Algae):       

Rêu chùm đen (Black Beard Algae-Black Brush Algae):       

Rêu tóc (Cladophora):      

Tảo nước xanh:       

Tảo xoắn (Spirogyra):       

Rêu tóc xoắn (Green Thread Algae) :       

Rêu tóc (Rhizoclonium):       

Rêu sừng hươu:       

Tảo lam (Cyanobacteria):       

Váng bề mặt:       

Nước đục trắng:       

3. Rêu và tảo hại có “hại”?     

Mẫu hồ thủy sinh đẹp được cập nhật liên tục trên kênh youtube: BestAqua  

1. Rêu và tảo hại:

Rêu và tảo là hai họ thực vật có cấp thấp hơn cây với rêu là họ thực vật cấp cao hơn tảo. Cũng chính vì điều này mà lượng dinh dưỡng rêu và tảo hấp thụ thấp hơn nhiều so với cây. Tuy nhiên rêu và tảo nhân giống nhanh hơn nhiều so với cây. Điều này dẫn tới bùng phát rêu và tảo hại trong hồ khi dinh dưỡng dư thừa vì chúng sinh sôi rất kinh khủng.

Đây là vấn đề khiến rất nhiều người chơi thủy sinh từ bỏ thú chơi này, ngay cả những người chơi lâu năm vì cuộc chiến đấu với algae(rêu và tảo hại) là cuộc chiến đấu dài và dai dẳng.

Các bạn hãy lưu ý, không có một hồ nào mà không có rêu hay tảo hại. Gọi là hại nhưng thật ra nó là 1 phần của hệ sinh thái và sẽ luôn luôn tồn tại trong hồ dù bạn có lọc RO và tiệt trùng nước tới mức nào đi nữa. Ví dụ, có nhiều bào tử algae bay lơ lửng trong không khí và sau đó đáp vô mặt nước hồ bạn và vào trong điều kiện tốt nhất để phát triển.

2. Các loài rêu, tảo hại:

Mình sẽ liệt kê ra một cách ngắn gọn nhất cho các bạn. Lưu ý về nguyên nhân xuất hiện và bùng phát mình sẽ liệt kê theo thứ tự nguyên nhân chính nhất tới nguyên nhân phụ nhất ở sau cùng.

  1. Tảo nâu(Brown Algae):

  • Thời điểm xuất hiện: Hồ mới set up khoảng 1-2 tuần.
  • Nguyên nhân xuất hiện: Hệ sinh thái chưa cân bằng, dư silicat và amoniac, thiếu CO2, dư ánh sáng,
  • Nguyên nhân bùng phát: Dư nitrate
  • Độ khó xử lý: Dễ
  • Hình ảnh:
  • Miêu tả: Tảo nâu là loài tảo có 2 dạng, dạng sợi nâu và dạng đốm nâu. Dạng đốm nâu tạo bề mặt có màu nâu bám trên cây, lá, lũa hoặc cả kiếng và có độ nhớt nhất định.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Không
  • Cách xử lý:
  • Ở hồ mới set up đây là loài tảo hại xuất hiện đầu tiên do sự có mặt của Amoniac cao trong nước. Sau khi hồ đã cycle hoàn chỉnh thì lượng Amoniac giảm khiến cho việc hình thành tảo hại này cũng khó hơn và nó sẽ tự biến mất hoặc chỉ còn rất ít. Lưu ý nếu lượng cây trong hồ bạn không đủ che phủ 70% diện tích chiếu sáng trở lên thì hồ bạn vẫn sẽ bị tảo nâu phát triển mạnh do thiếu sự cạnh tranh từ cây.
  • Ở hồ cũ thì giảm lượng silicat(từ cát) sẽ giúp hồ bớt tảo nâu, còn không thì cây bạn cần phải phát triển mạnh và nhiều hơn
  • Có thể sử dụng Excel hoặc liquid carbon để xử lý.
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này:
  • Otocinclus:

  • Các loài cá mút đá, pleco.v…v.
  1. Tảo đốm xanh(Green Spot Algae):

  • Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện sau tảo nâu và khi hồ bắt đầu ổn định, khỏe mạnh.
  • Nguyên nhân xuất hiện: Phosphate quá thấp(<0.5 ppm) hoặc quá cao (>3ppm).
  • Nguyên nhân bùng phát: CO2 thấp và ánh sáng không phù hợp với độ hòa tan CO2
  • Độ xử lý: Trung bình
  • Hình ảnh:
  • Miêu tả: Loài tảo này hay xuất hiện trên kiếng, lũa, đá hoặc lá của các loài cây mọc châm. Chúng là loài tảo của 1 hồ khỏe mạnh nên sẽ luôn có một chút tảo xanh xuất hiện đặc biệt ở những vị trí không có cây.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Không
  • Cách xử lý:
  • Ở hồ bắt đầu ổn định hoặc hồ ổn định sẽ luôn xuất hiện loài tảo này. Đây là loài tảo tốt nhưng sẽ trở thành hại nếu để nó bùng phát. Chính vì vậy nếu cây bạn phát triển khỏe mạnh, đầy đủ sẽ cạnh tranh được dinh dưỡng cho hồ. Yêu cầu hơn 60% bề mặt được lấp bởi cây trong đó 30-40% là loài mọc nhanh. Chú ý  giữ mức Phosphate(PO4) ở khoảng 1ppm-2ppm sẽ giúp hạn chế sự phát triển của chúng.
  • Excel hay Liquid carbon sẽ chỉ giải quyết 1 phần ngay cả khi xịt thẳng vào vị trí đó.
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này:
  • Nerite : nhưng không hiệu quả và ăn rất chậm nên giải quyết phần gốc là PO4
  • Otocinclus: cũng không hiệu quả vì tảo đốm xanh bám rất chắc.

  1. Tảo bụi xanh(Green Dust Algae):

  • Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện ở những hồ mới set up, có thể cùng lúc hoặc sau tảo nâu
  • Nguyên nhân xuất hiện: Không rõ từ đâu
  • Nguyên nhân bùng phát: CO2 thấp và thiếu đa lượng.
  • Độ xử lý: Dễ
  • Hình ảnh:

  • Miêu tả: Loài tảo này rất giống tảo đốm xanh nhưng chúng nhỏ hơn nhiều và mọc trên kiếng, lũa, và đá. Chúng sẽ không mọc trên cây.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Không
  • Cách xử lý:
  • Sử dụng dao cạo sẽ không ăn thua vì chúng sẽ trôi nổi lại dính vào đá lũa và mọc lại. Chính vì vậy phải để chúng phát triển 10-20 ngày liên tục để tạo thành 1 màng dày từ đó mình có thể lấy chúng ra bằng ống rút nước.
  • Excel hay Liquid carbon sẽ không giải quyết vấn đề này.
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này:
  • Nerite : nhưng không hiệu quả và ăn rất chậm
  • Octocinclus:

  1. Rêu sợi xanh ngắn (Fuzz Algae):

  • Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
  • Nguyên nhân xuất hiện: Tăng giảm CO2 thất thường(ngày 1 ba giọt CO2, ngày 2 hai giọt CO2, ngày 3 một giọt CO2….v..v…) và CO2 phân bố không đều trong hồ do tuần hoàn nước trong hồ kém(nhờ đó xác định được vị trí nước tù trong hồ). Lưu ý CO2 phải đạt mức hòa tan yêu cầu ngay cả khi ánh nắng tự nhiên đầu tiên chiếu vào.
  • Nguyên nhân bùng phát: Cây phát triển kém do thiếu dinh dưỡng
  • Độ xử lý: Khó
  • Hình ảnh:

  • Miêu tả: Loài rêu hại này xuất hiện khi hồ bạn cây không hấp thu được hết dinh dưỡng bạn châm vô do thiếu dinh dưỡng nào đó hoặc thiếu CO2 do tuần hoàn nước kém (Xem phần dinh dưỡng để hiểu thêm). Rêu có sợi ngắn và mọc thành chùm
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Khi mọc thành bụi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng cho cây làm chết lá.
  • Cách xử lý:
  • Chú ý CO2 phải được bật trước 2-3h đèn bạn sáng. Tuy nhiên, bạn phải tìm số giọt phù hợp. Trung bình mình xài 3 giọt do mình lớn. Bạn cũng phải tính cả ánh sáng tự nhiên chiếu vào hồ, ngay cả khi nó là ánh sáng râm. Tức nếu 7h hồ bạn có nắng râm chiếu vào thì bạn đã phải bật CO2 từ khoảng 4h, 5h. Bất kỳ thời gian nào có ánh sáng mà không đủ CO2 sẽ khiến loài rêu này phát triển mạnh.
  • Excel và Liquid carbon không thật sự hiệu quả với loài này.
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này:
  • Yamato :
  • Các loài tép khác
  • Octocinclus:
  1. Rêu sợi xanh dài (Green Beard Algae):

Tương tự như rêu sợi xanh ngắn nhưng dài hơn nhiều và nguyên nhân bùng phát có thêm yếu tố ánh sáng quá dài. Cần cung cấp thêm Nitrate(chỉ Nitrate) cho hồ.

  1. Rêu chùm đen (Black Beard Algae-Black Brush Algae):

  • Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
  • Nguyên nhân xuất hiện: Tăng giảm CO2 thất thường(ngày 1 ba giọt CO2, ngày 2 hai giọt CO2, ngày 3 một giọt CO2….v..v…) và CO2 phân bố không đều trong hồ do tuần hoàn nước trong hồ kém(nhờ đó xác định được vị trí nước tù trong hồ). Mùn dưới đáy hồ bắt đầu nhiều. Lưu ý đây là loài rêu có thể xuất hiện không vì một lý do nhất định nào ngay cả trong hồ cực kỳ ổn định, cây xanh, căng khỏe.
  • Nguyên nhân bùng phát: Hệ vi sinh mất cân bằng.
  • Độ xử lý: Rất Khó
  • Hình ảnh:
  • Miêu tả: Loài rêu hại này xuất hiện có thể không vì 1 lý do nào. Đây là loài rêu đỏ vì khi chúng chết chúng biến này màu đỏ đặc trưng. Đối với hồ có nước GH cao, GH >6 sẽ làm cho loài rêu này sử dụng canxi để làm thành tế bào chắc hơn khiến chúng trở nên khó nhai với các loài cá, tép ăn rêu hại.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Khi mọc thành bụi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng cho cây làm chết lá.
  • Cách xử lý:
  • Chú ý lượng CO2 hòa tan trong hồ giữ ở mức tối ưu để cây phát triển hạn chế sự phát triển của loài rêu này. Không quá nhiều cũng không quá ít. Cây phải khỏe mạnh và ít bị rụng lá để phân hủy
  • Chú ý hút mùn dưới đáy, giảm phân cá trong hồ. Chú ý hệ vi sinh cần thêm dòng vi sinh chuyển hóa Nitrogen.
  • Excel và Liquid carbon sẽ được xịt thẳng vào rêu để diệt. Đây là cách diệt hiệu quả nhất
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này:
  1. Rêu tóc (Cladophora):

  • Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
  • Nguyên nhân xuất hiện: Do du nhập từ cây mua ở cửa hàng có bào tử rêu này và không xử lý cây trước khi đưa vào hồ.
  • Nguyên nhân bùng phát: Dòng nước tuần hoàn kém, thiếu CO2.
  • Độ xử lý: Khó
  • Hình ảnh:
  • Miêu tả: Loài rêu hại này sẽ di trú cùng với các cây bạn mua trong shop nên luôn luôn phải xử lý cây kỹ trước khi bỏ vào hồ. Đây là loài rêu hại thuộc dòng rêu tóc và có sợi thô nhiều nhánh. Rất hay tấn công các loài cây mọc chậm.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Khi mọc thành bụi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng cho cây làm chết lá.
  • Cách xử lý:
  • Chú ý lượng CO2 hòa tan trong hồ giữ ở mức tối ưu để cây phát triển hạn chế sự phát triển của loài rêu này
  • Excel và Liquid carbon sẽ được xịt thẳng vào rêu để diệt. Đây là cách diệt hiệu quả nhất.
  • Luôn xử lý cây mua từ tiệm về để không bị dính
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này: Không có loài nào ăn rêu hại này bạn sẽ phải tự tay lấy nó ra.
  1. Tảo nước xanh:

  • Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
  • Nguyên nhân xuất hiện: Do các bào tử trôi lơ lửng, từ không khí hoặc từ nguồn nước. Khi Amoniac tăng đột biến, thiếu dưỡng chất hoặc CO2 thấp đều có khả năng phát triển loài này
  • Nguyên nhân bùng phát:.Một khi đã xuất hiện thì rất khó để ngăn cản bùng phát, nó sẽ phát triển ngay cả trong điều kiện thiếu chất.
  • Độ xử lý: Khó
  • Hình ảnh:
  • Miêu tả: Loài tảo hại này nguy hiểm ở chỗ nó khi đã hình thành rồi thì rất khó để loại bỏ. Tuy nhiên trong một hồ ổn định và cây cối phát triển mạnh thì khả năng xuất hiện của nó là rất thấp. Tuy nhiên với những hồ để nuôi Artemia sinh khối thì đây sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho chúng.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Không
  • Cách xử lý:
  • Thay 100% nước và tiến hành tắt đèn phủ bọc đen 4 ngày liên tục và sau đó thay tiếp 100% nước.
  • Excel và Liquid carbon vô hiệu trong trường hợp này
  • Chú ý nguồn nước bạn châm vào hồ và sử dụng đèn UV có thể diệt được loài tảo này
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này: Không có loài nào ăn rêu hại này
  1. Tảo xoắn (Spirogyra):

Nguồn gốc tương tự như tảo nước xanh và rất khó xử lý vì chúng có nhu cầu phát triển giống như cây. Tuy nhiên Excel và Liquid carbon sẽ xử lý rất tốt loài tảo này. Cách xử lý cũng phải sử dụng cách tắt đèn 4 ngày liên tục và thay 100% nước sau đó.

  1. Rêu tóc xoắn (Green Thread Algae) :

  • Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện khi hồ đang cycle.
  • Nguyên nhân xuất hiện: Thiếu CO2, thiếu Nitrate và dư sáng
  • Nguyên nhân bùng phát: Thiếu Nitrate
  • Độ xử lý: Khó
  • Hình ảnh:
  • Miêu tả: Loài rêu hại này thường xuất hiện ở những hồ đang cycle. Ở những hồ cũ thì nó là biểu hiện của thiếu Nitrate và/hoặc CO2 không đủ.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Không
  • Cách xử lý:
  • Excel và Liquid carbon sẽ xử lý được tạm ổn
  • Chăm sóc cho cây phát triển mạnh lên từ từ rêu hại này sẽ hết vì vòng đời chúng rất ngắn.
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này:
  • Yamato : cực kỳ hiệu quả
  • Các loài tép khác
  1. Rêu tóc (Rhizoclonium):

Loài rêu hại này xuất hiện khi hồ bạn tuần hoàn nước kém và dòng quá yếu. Nhìn như bông gòn. Đây là 1 họ của rêu tóc và khi dinh dưỡng bạn thiếu cũng xuất hiện. Đây là loại rêu hại hiếm gặp, chỉ gặp khi thường dùng nền trơ hoặc hồ thiếu CO2. Minifiss(fissidens) rất hay bị loài rêu này. Sử dụng tép Amano và các loài tép khác sẽ xử lý tạm ổn loài rêu này. Tuy nhiên thiếu CO2 sẽ dễ khiến nó bùng phát lại.

  1. Rêu sừng hươu:

  • Thời điểm xuất hiện: Thường khi hồ đã ổn định
  • Nguyên nhân xuất hiện: Dư Fe(>1ppm). Tùy vào loại cây và lượng cây trong hồ. Có rất nhiều sự mâu thuẫn về sự xuất hiện của loài rêu này theo các chuyên gia khác nhau. Có người nói >0.1 ppm sẽ khiến nó xuất hiện, có người nói >0.5ppm, có người nói >1ppm. Đối với hồ mình thì mình thấy nó xuất hiện vào lúc Fe > 1ppm. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn có thể giữ Fe dưới mức 0.1 ppm. Chú ý theo dõi màu xanh của lá cây bạn vì 0.1 ppm Fe sẽ bị hấp thụ hoặc chuyển hóa thành chất khác rất nhanh.
  • Nguyên nhân bùng phát: Mất cân bằng dinh dưỡng(vi lượng và đa lượng)
  • Độ xử lý: Dễ
  • Hình ảnh:
  • Độ xử lý: Khó
  • Miêu tả: Loài rêu hại này xuất hiện khi bạn cho Fe quá liều trong hồ. Nó có dạng trắng sợi dài như sừng hươu và thuộc họ rêu đỏ. Nó khá chắc và các loài cá tép ăn rêu hại sẽ không ăn khi nó còn sống.
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Không
  • Nguy hiểm cho cây: Không
  • Cách xử lý:
  • Excel và Liquid carbon sẽ xử lý được rêu hại này rất tốt
  • Chú ý giảm lượng châm Fe lại để tránh tình tránh dư Fe trong hồ. Theo dõi các cây trong hồ để đảm bảo lượng Fe mới sẽ vẫn đủ cho chúng (xem thêm phần nhận biết thiếu hụt để hiểu rõ hơn)
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này:
  • Yamato : chỉ ăn khi rêu hại đã chết
  1. Tảo lam (Cyanobacteria):

  • Thời điểm xuất hiện: Thường khi hồ đã ổn định
  • Nguyên nhân xuất hiện: Môi trường kỵ khí(không có trao đổi khí được, dư CO2)
  • Nguyên nhân bùng phát: Nền dơ hoặc lọc dơ. Nền có nhiều phân đang phân hủy gây nhiều Amoniac ở khu vực đó.
  • Hình ảnh:
  • Miêu tả: Loài tảo này thật ra là một loài vi khuẩn kỵ khí. Chúng rất độc và tiết ra độc tố gây nguy hiểm cho cá tép nếu để phát triển. Nó có tính nhớt và hay phát triển dưới nền. Nó có thể phát triển cả lên cây nếu bạn không xử lý và lúc đó chỉ có cách lật hồ hoặc xài thuốc kháng sinh. Lưu ý nó sẽ diệt cả vi sinh có lợi trong hồ. Các hồ có cát dễ tạo môi trường kỵ khí vì hạt cát nhỏ khiến không gian giữa các hạt cát khít hơn làm cho nước không lưu thông qua được
  • Nguy hiểm cho cá, tép: Có
  • Nguy hiểm cho cây: Có
  • Cách xử lý:
  • Excel và Liquid carbon sẽ xử lý ở mức tối thiểu
  • Sử dụng cách tắt đèn 4 ngày để không cho nó phát triển vì đây là loài vi khuẩn quang hợp. Chúng sẽ chết từ từ. Sau 4 ngày thay nước 100%.
  • Hút những phần cát hay phân nền có chứa vi khuẩn lam đó ra.
  • Sử dụng kháng sinh là biện pháp cuối cùng vì nó sẽ giết hết các vi sinh trong lọc và dưới nền luôn.
  • Các loài ăn rêu/tảo hại này: Không có loài nào ăn
  1. Váng bề mặt:

Váng bề mặt xuất hiện do cây nhả protein khi bị stress. Lớp protein này là trong suốt và nhẹ hơn nước nên nó nổi lên bề mặt. Đây là thức ăn cho các loài vi khuẩn. Càng ngày chúng sẽ phát triển và hình thành mảng trắng đục như vậy. Tác hại của việc này là chúng ngăn trao đổi khí vì vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ(protein) có tính nhớt điều này làm khí không qua được lực căng bề mặt nhớt này, dễ gây mất cân bằng sinh học trong hồ. Đồng thời do nó màng đục trắng dẫn tới giảm ánh sáng xuống cây nữa. Nên sử dụng lọc váng hoặc kích động bề mặt liên tục để xử lý vấn đề này.

  1. Nước đục trắng:

Đây là sự bùng phát của vi sinh. Có thể do sử dụng quá liều các sản phẩm vi sinh hoặc có quá nhiều chất hữu cơ đang phân hủy(cá chết, tép chết, đồ ăn thừa tích tụ nhiều, lũa phân hủy..v..v..). Đây là thức ăn cho dòng vi sinh Hetetrophic và vì dòng vi sinh này có kích thước lớn. Chúng sinh sôi với số lượng nhiều sẽ gây đục trắng nước như vậy. Thông thường hồ set up từ 3-5 ngày sẽ xuất hiện trường hợp này và sẽ tự hết sau khoảng 4 ngày. Nếu nó vẫn tiếp diễn thì hãy xem lại chu trình châm vi sinh hoặc xem có bất kỳ cá, tép hay sinh vật nào chết trong hồ gây đục trắng nước không và lấy nó ra. Ngoài ra cũng có thể xài đèn UV để xử lý lượng vi sinh dư trong nước đó.

3. Rêu và tảo hại có “hại”?

Trong một hồ thủy sinh sẽ luôn luôn có rêu và tảo hại. Cho dù bạn có cố gắng tới mấy đi nữa. Lấy ví dụ như tảo đốm xanh và tảo nâu, hồ mình để 1 tuần không đụng tới nó vẫn xuất hiện 1 chút trên kiếng. Vì hồ thủy sinh là 1 hệ kín, mình phải tác động vào để bảo dưỡng cho hệ kín này giữ mức ổn định nhất có thể. Không có một hồ nào mãi mãi không có rêu hại và công việc của chúng ta chơi thủy sinh là phải chịu khó bảo dưỡng hồ. Chỉ khác biệt là hồ ổn định, cây xanh khỏe thì thời gian giữa các lần bảo dưỡng nó dài hơn, chứ không có hồ nào là không cần bảo dưỡng. Khi chơi thủy sinh, bạn chỉ cần khoảng 1h để bảo dưỡng 1 hồ, đó là tối đa, còn trung bình chỉ cần chưa tới 15 phút nên không thể nói rằng mình không có thời gian. Nếu bạn không có thời gian để bảo dưỡng được như vậy thì có thể đây không phải là môn chơi cho bạn rồi.

III. Rêu và tảo hại

a. Các loại rêu, tảo hại và nguyên nhân

b. Các cách phòng và diệt rêu hại

IV. Các kiểu layout:

V. Cách bón phân nước và theo dõi

VI. Các loại cây thường dùng trong thủy sinh và yêu cầu của từng loài

VII. Các loài cá chơi thủy sinh và yêu cầu từng loài

VIII. Các loài tép chơi thủy sinh và yêu cầu từng loài

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment