Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là công việc vô cùng quan trọng khi thiết lập một bể cá với bất kỳ dung tích nào nhằm đảm bảo môi trường sống ổn định trước khi thả cá mới vào. Thế nhưng làm như thế nào cho đúng cách lại là cả một quá trình bao gồm các công đoạn xử lý kỹ thuật khác nhau mới có thể mang lại kết quả như ý muốn. Và vấn đề của người chơi là không biết đã làm đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả hay không?

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh quan trọng như thế nào?

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng cách vô cùng quan trọng giúp cho người chơi cá cảnh hạn chế được việc cá chết không mong muốn cũng như duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo của chúng. Vì môi trường hồ là môi trường nước tù khác xa với môi trường tự nhiên mà chú cá cảnh đã từng sống, ở đó chúng không bao giờ phải lo lắng về amonia hay nitrit.

Đây là hai chất độc hại gây chết cá ngay cho dù là hàm lượng thấp, vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tuy nhiên bạn không thể tạo vi sinh nếu không có một hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi, việc tạo chu trình vi sinh cho bể thủy sinh không phải chỉ cần bạn đổ nước vào và chờ trong vài tuần.

Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng chuẩn nhất

Để bắt đầu tạo vi sinh cho hồ thủy sinh, việc đầu tiên là phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới, không có NH3 chu kỳ khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết, sau khi sét đồ bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia nhanh nhất bằng cách nhỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng đi vệ sinh nhiều hay dễ chết.

Đừng lo lắng là nước hồ cá cảnh của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Sau khi có NH3 bạn có thể bổ sung vi sinhvà dùng bộ dụng cụ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá tình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình nếu bạn là một người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này đến khi nào chúng về mức 0 tức là mức đẹp nhất thì quá trình cycle cũng kết thúc.

Tuy nhiên cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi sinh vật cảnh vào. Kết thúc quá trình cycle, hồ cá cảnh của bạn sẽ hình thành được màng vi sinh và bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự rất sạch.

Vấn đề cần lưu ý trước khi tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

Có hai chủng vi sinh chính trong chu trình chuyển hóa nitơ bạn cần chú ý đó là Nitrosomonas có nhiệp vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chúng khác như Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá tình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng cá chết.

Sự có mặt của oxy trong môi trường nước có thể gây ức chế quá trình khử nitrat, chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ là hết sức quan trọng đối với hồ cá. Có hai loại vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix đây là 2 loại vật liệu có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kỵ khí.

Trong đó quá trình tuần hoàn là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc.

Hướng dẫn tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

Hướng dẫn tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

 

Có thể thấy việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh rất quan trọng để tạo một môi trường sạch cho cá giúp cá có sức khỏe tốt không bị bệnh tật trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồ Cá Nghệ Thuật hy vọng rằng với những hướng dẫn trên có thể giúp bạn hiểu đúng về những chủng loại vi sinh trong chu trình chuyển hóa nitơ và tiến hành các bước khởi tạo vi sinh đúng nhất!

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment