CÁC LOẠI RÊU HẠI TRONG HỒ THUỶ SINH
Trong quá trình chơi hồ thủy sinh, một điều không mong muốn xảy đến chính là việc xuất hiện của các loại rêu tảo có hại ảnh hưởng đến môi trường nước, gây hại cho các loài cá cảnh và làm mất cảnh quan hồ thủy sinh nhà bạn. Vậy rêu hại thủy sinh là gì? Cách nhận biết rêu hại và xử lý rêu hại thủy sinh như thế nào? Hôm nay THỦY SINH SÀI GÒN sẽ chia sẽ thêm kinh nghiệm về rêu hại cho các bạn tham khảo
Rêu hại trong hồ thuỷ sinh là gì ?
Rêu hại trong hồ thủy sinh được định nghĩa cơ bản là loài rêu tự phát trong hồ thủy sinh trong một điều kiện nhất định. Chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những rêu trong hồ thủy sinh của mình. Với tốc độ phát triển khá nhanh và khả năng làm mất mỹ quang chung của hồ cá thủy sinh, các loài rêu hại không mời mà đến ấy có khi phá hỏng hết tất cả hồ thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng khi các bạn đã trang bị đầy đủ kinh nghiệm để xử lý chúng thì rêu hại trong hồ thủy sinh không còn là vấn đề khó chịu của mình.
NHỮNG LOẠI RÊU HẠI TRONG HỒ THỦY SINH
Mẫu hồ thủy sinh đẹp được cập nhật liên tục trên kênh youtube: BestAqua
1. Rêu tảo nâu: Đây là loại rêu phát triển trước tiên trong bể cá mới, nó thường mọc trên sỏi và kính. Không như các loại rêu khác, loại rêu này cần silicat để mọc, tăng mức độ ánh sáng rêu nâu có thể loại bỏ dễ dàng khỏi bể kính. Nhiều loài cá không thích ăn loài rêu nay.
Cách xử rêu nâu:
- Dùng động vật ăn rêu: cá otto, tép RC , ốc táo đỏ hoặc Nerita
- Thay nước liên tục theo định kỳ
- giảm thời gian sáng của đèn có thể kết hợp sử dụng thuốc trị rêu để đạt hiệu quả tốt nhất
2. Rêu tảo nước xanh: là một loại rêu thông thường nhất, rêu xanh là 1 chỉ điểm tốt cho bể cá chất lượng tốt. Giảm lượng ánh sáng và giảm nguồn nitrat có thể kiểm soát được loại rêu này, nếu quá nhiều ánh sáng hoặc có nắng chiếu vào rêu sẽ bùng phát và làm cho nước xanh luôn.
Cách xử lý tảo nước xanh:
- Tắt đèn hồ trong 5 ngày: Đây là phương pháp tốt nhất để tiêu diệt loài rêu hại này.
- Lọc hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.
- Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh ( Nên dùng )
- Lọc bông gòn tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá loài rêu hại này.
- Thay nước đều đặn và tương đối trong vòng 1-2 tuần. Phương pháp đơn giản nhất để diệt rêu hại tảo nước xanh.
- Rận nước: Nhiều người dùng rận nước để ăn sạch tảo nước xanh, tuy nhiên phương pháp này không khuyến khích lắm.
3. Rêu đùm đen: là loài rêu hại khó chịu nhất trong những loài rêu hại được liệt kê ở trên. Rêu chùm đen có màu đen, đỏ, xám, hoặc nâu, chúng nhanh chóng phủ kín hết các viền cây và lan cả xuống nền.
Cách xử lý rêu chùm đen:
- Tăng CO2 kích thích sự phát triển cây thủy sinh, hấp thụ dinh dưỡng sẽ cắt đi nguồn sống của rêu hại chùm đen này
- Bơm dung dịch thuốc trị rêu đặc trị như maga,remove alge… ( sử dụng kim tiêm bơm trực tiếp nơi bị rêu hại )
- Gỡ bỏ bằng tay, đôi khi dùng biện pháp mạnh cắt bỏ luôn vật chủ thể
- Cá bút chì , tép Yamato rất có ích trong việc tiêu diệt rêu hại chùm đen
- Thay nước liên tục 30% cách ngày
4. Rêu nhớt / rêu xanh lục lam: Rất nguy hiểm cho cây, do chất lượng nước quá kém, mức photphat và nitrat quá cao. Phải thay nước thường xuyên để loại bỏ rêu này, nếu chất lượng nước quá bẩn loại rêu này lại xuất hiện
Cách xử lý rêu nhớt xanh:
- Tăng Nitrates lên hàm lượng 5ppm
- Trồng nhiều cây phát triển nhanh
- Tắt đèn – và kết hợp thuốc xịt trực tiếp lên vùng bị rêu sẽ chết trong vòng 24h nếu sử dụng thuốc mạnh ( liên hệ shop để được tư vấn đúng thuốc )
- Thay nước đều và bớt lượng thức ăn dư thừa lại
5. Rêu tóc (rêu sợi): Loại rêu này xanh tươi và có thể dài 2-3cm, có một vài loài cá thích ăn rêu này, nếu để mặc rêu này phát triển, nó sẽ mọc thành bụi và khi bóc bỏ nó sẽ mọc lại nhanh chóng.
Cách xử lý rêu tóc:
- Giống như ở trên mình nói, rêu tóc là loài rêu hại rất dễ xử lý.
- Xử lý bằng tay: Dùng nhíp hoặc lấy tay bốc rêu tóc ra càng nhiều càng tốt
- Xử lý bằng cá: thả cá bình tích, cá mún, tép mồi, cá moly… Các loài cá này rất thích ăn rêu tóc, đôi khi người ta nuôi rêu hại này để làm thức ăn cho chúng
- Cân bằng lại chất dinh dưỡng trong hồ thủy sinh: N (10-20ppm), P (0.5-2ppm), K (10-20ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (1ppm).
- Thay nước 30% mỗi tuần một lần để ngăn ngừa và hạn chế rêu tóc mọc.
- Bơm thuốc đặt trị lên vùng rêu bị để đạt được hiệu quả cao nhất
6. Rêu xoắn: là loài rêu hại thường mọc ở các rìa lá cây, có dạng lông xoăn, chùm.
Các xử lý rêu xoăn:
- Dùy trì hàm lượng CO2 và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh
- Sử dụng động vật ăn rêu hại: Tép RC, Tép Amano, Ottos, cá mún, cá molly, cá bút chì và một vài loài cá plecos.
Nguyên nhân sinh ra các loại riêu hại là gì ?
- Ánh sáng: Một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát là kéo dài thời gian chiếu sáng, với thời gian chiếu sáng 16 tiếng mỗi ngày đã dẫn đến hậu quả là nước không thể nào trong được, phải tránh ánh sáng ánh nắng trực tiếp vào bể. Ánh nắng không những làm cho bể của bạn trở nên xanh rêu mà còn làm tăng nhiệt độ ảnh hưởng tới cá.
- Do hệ vi sinh trong hồ chưa hoàn thiện , chất lượng nước chưa ổn định một cách toàn diện lượng phân thừa của cá chưa được xử lý tạo ra dinh dưỡng cho loài rêu này phát triển.
- Dư dinh dưỡng. Thường có khoảng 2 tuần sau khi làm hồ do chu trình chuyển hóa Nitrozen chưa tốt