Hướng dẫn nuôi cá bể thủy sinh tại- Bestaqua

Chào các bạn,mình muốn chia sẻ với mọi người một chút. Mình không phải là chuyên gia cá cảnh, nhưng luôn tìm hiểu rất kỹ trước khi có ý định làm một cái bể hay nuôi một loại cá nào đó. Mình thấy nhiều bạn mới chơi hay mắc các lỗi cơ bản do cứ thấy cá đẹp, vừa mắt là mua, mua vô tội vạ, mua đàn mua đống, bể vừa chật chội, lộn xộn không đẹp mắt, lại khiến cá bị stress và dễ bị bệnh hơn.
Hi vọng một vài hiểu biết của mình về thể tích bể thích hợp cho các loại cá giúp được các bạn mới bắt đầu chơi.
– Thông thường các bạn có
thể tính như sau : 1 lít nước cho 1 cm cá trưởng thành. Ví dụ trước khi mua cá, các bạn nên tính tổng các loại cần mua, xem kích cỡ tối đa khi trưởng thành là bao nhiêu rồi quy ra thể tích bể.

Kích tính thể tích bể cá theo công thức: D x R x C ( Dài x Rộng x Cao )
– Bể nên có cây thật và trải nền. Các bạn nên tránh dùng cây giả. Nền tránh dùng cát, sỏi nhuộm màu, mình không nói đến vấn đề thẩm mỹ mà nói về chất lượng nước sau này. Nếu có cây thật rồi thì các bạn khỏi cần sủi, đỡ tốn tiền điện
– Có thể có hoặc không có CO2, có thì đương nhiên quá tốt, không có thì nuôi những loại dễ sống như trầu, bucep, dương xỉ, các loại rong và rêu

– Trước khi thả cá các bạn nên vào nước, chạy lọc và để hệ vi sinh hoạt động và cây ra rễ mới trong vòng 3 tuần, thay nước thường xuyên trong 3 tuần đó và châm thêm vi sinh. Mình làm đúng trình tự và chưa bao giờ nước của mình bị đục cả. Bể ổn định trước thì cá sẽ khoẻ hơn rất nhiều và ít bị chết khi mới thả.

– Test nước chuẩn nhất vẫn là test giọt, sau mới tới test băng, và đừng bao giờ dùng jbl proscan, vừa mắc tiền vừa sai bét nhè

– Nên quy hoạch và phân tầng bể khi chọn cá : cá nào sống tầng mặt, cá nào tầng giữa và cá nào tầng đáy, nên nhớ nuôi ít cá sẽ khỏe và sống lâu hơn nuôi nhiều cá

– Có nhiều cách cho cá ăn, mình cho cá ăn mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần, cho ăn vừa phải

Cá vàng loại thường : 100l / 1 con từ con thứ 2 trở đi thêm 50l. Nên nuôi theo đàn tối thiểu 6 con. Cá ba đuôi hoặc pingpong : 50l/ con, từ con thứ 2 trở đi thêm 20l. Koi Nhật nuôi thả bể ngoài trời : 1000l/con

Khủng long sáu sừng axolotl : bể 80×45 hoặc 100×30 cho 1 con, nên nuôi theo đôi trong bể có chiều dài 100-120cm hoặc nuôi 4,5 con (có thể nhìn thấy giới tính ở các con trưởng thành có chiều dài từ 20cm trở lên), thêm 20cm dài 10cm rộng bể cho mỗi con. Lọc ngoài mạnh nhưng đầu out nhẹ, nền hạt thật mịn, có cây xanh và nhiều hang để trốn

Cá chọi : nên làm bể thuỷ sinh 10-15l cho các loại đuôi dài kiểu halfmoon và 15-20l cho plakat. Trái với suy nghĩ của nhiều người, cá chọi có thể nuôi chung với các loại cá khác. Cá chọi cái chung sống hoà bình với nhau và với các loài khác, cá chọi đực sống đc cùng các loại khác nhưng chỉ đc nuôi 1 con

Cá neon : được nhiều người chơi nhất, nên nuôi tối thiểu 10 con cùng loại. Neon vua : chiều dài bể ít nhất 1m (10 con hay 50 con cũng thế). Neon thường : dài bể tối thiểu 60cm

Guppy hay bảy màu : giống như neon, là loại hoạt bát, thích hợp cho bể có chiều dài tối thiểu 80cm, nuôi theo đàn từ 6 con trở lên, tỉ lệ 1 đực 3 cái. Lưu ý : đẻ rất nhiều

Sóc đầu đỏ, ngựa vằn… giống như hai loại trên, đàn 6-10 con tối thiểu, dài bể 80cm

Mún, molly, bình tích… nuôi bể tối thiểu 60l cho 4 cá thể, 1 ông 3 bà. Lưu ý : đẻ rất nhiều

Cá chuột : tối thiểu 80l, nuôi theo đàn

Chuột thái đuôi đỏ : lớn rất to và dữ, chuyên rượt các con khác, 150l cho duy nhất 1 con hoặc nuôi đàn 5 con trở lên 600l

Thần tiên : nuôi 1 con (hơi trơ trọi), một đôi trong bể 120-150l, tốt nhất là 6 con cho bể ít nhất 400l. Tính 75l/con

Cá đĩa :tương tự thần tiên, nuôi theo đôi hoặc đàn ít nhất 6 con, 450l

Sặc gấm, sắc trân châu (gourami) : nuôi đôi hoặc 1 đực 2 cái, bể 60l cho 1 đôi loại nhỏ, 120-150l cho loại to

– Bể thuỷ sinh nano dưới 30l chỉ nên nuôi cá chọi, hoặc tép, hoặc cá trâm với tép, hoặc vài loại mini rasbora với tép

– Pleco khác ancitrus. Pleco sống trong bể có thể tích trên 750l, trong khi ancitrus chỉ cần 100l (mấy em tì bà)

– Thỉnh thoảng thấy ốc nerita bị lật ngửa người rồi mấy hôm sau chết thì không phải do bệnh chết đâu nhé, mà do nó ngã xong không úp lại được nên chết các bạn nhớ nhanh chóng lật úp nó lại

Trên đây là vài loại cá hay gặp trong bể thuỷ sinh.

Cần giải đáp chuyên sâu hơn,Liên hệ BestAQUA để được hổ trợ tốt nhất

Chuyenthuysinh.com

 

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment